Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

 Cây bàng – Tác dụng “vi diệu” của cây bàng

 Cây bàng – Tác dụng “vi diệu” của cây bàng

Cây bàng là loại cây bóng mát được trồng chủ yếu trên các ven sông, sân trường, đường phố,…Nhưng ít ai biết được ngoài tác dụng che mưa che nắng cây bàng còn nhiều tác dụng trong đời sống nữa. Vậy những tác dụng đó là gì, mời các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé.

CÂY BÀNG XÒE TÁN RỘNG

Đặc điểm của cây bàng

Cây bàng là loại cây thân gỗ khá lớn nếu được trồng lâu năm, thân cây to với chiều cao có thể lên đến 25m. Tán bàng to, mọc thành vòng tròn như cái ô che mát. Thân cây màu nâu, vỏ nhẵn, khi thân mọc lên cao chừng 5m mới bắt đầu phân cành, nhánh.

Lá cây bàng to gần bằng bàn tay, đầu lá tròn, mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có màu hung nhạt. Phiến lá dài chừng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá còn non có màu xanh cốm khi trưởng thành chuyển màu đậm, lá mọc dày san sát nhau. Bàng là loại cây rụng lá, cứ vào mùa thu lá bàng rụng hết để lại mỗi cành, thân trơ trọi. Nhưng đến mùa xuân lá bàng bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Lá xanh tốt nhất là mùa hè như muốn lọc không khí, đem lại một bầu không khí tươi mát cho mùa hè đầy nắng nóng.

KHI CÂY CAO MỚI PHÂN CÀNH NHÁNH

Hoa bàng mọc dài bằng phiến lá 15-20cm, trên cán có lông tơ mềm mại. Hoa màu trắng, mỗi bông nhỏ li ti.

Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt hai bên. Phần đầu quả nhọn, quả trưởng thành dài 4cm và rộng 3cm. Quả nhẵn có cơm màu vàng, xơ bên trong. Lúc còn non quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, chứa dầu, bàng cho quả bắt đầu từ tháng 8-10 hàng năm.

Tác dụng thần kỳ của cây bàng

Những tác dụng thần kỳ của cây bàng đem lại với đời sống của chúng ta.

Trị cảm sốt với lá bàng

Bạn chỉ cần lấy 15g lá bàng bánh tẻ rửa sạch, chọn lá bàng không già cũng không non, rửa sạch rồi thái nhỏ phơi khô. Trộn cùng với 10g lá kinh giới khô, 12g lá bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô.  Cho vào nồi đổ 500ml nước sắc lấy nước đặc uống, phần còn lại cho thêm 1 lít nước vào đun tiếp, đắp chăn kín rồi xông cho ra mồ hôi cảm giác sẽ nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Trị cảm sốt kèm nhức đầu: lấy 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi sắc lấy nước đặc uống 1 lần lúc còn nóng. Mỗi ngày nên uống hai lần trước ăn chừng 15 phút.

Trị viêm loét với lá bàng

Việc cần làm là chọn loại lá non hoặc lá bánh tẻ cho nhiều nhựa không dùng lá già. Tùy thuộc vào vết thương mà lựa chọn lá bàng cho phù hợp. Ví dụ bị nhiệt miệng bạn làm như sau: dùng một nắm lá bàng đem rửa sạch cho vào nồi đun sôi sau đó cho lửa nhỏ để các chất trong lá tan ra nước. Lấy một lượng nước phù hợp xúc miệng, lượng còn lại bảo quản trong phích cho nước lúc nào cũng ấm. Mỗi ngày xúc miệng 2 lần bảo đảm sau 3 ngày vết nở loét sẽ giảm đáng kể.

Ngâm rửa vết thương có mủ

Dùng lá bàng non hoặc bánh tẻ rửa sạch cho nước vào đun chừng 30 phút. Để nguội dùng tay sờ âm ấm thì nhúng phần bị thương vào nước lá bàng khoảng 20-30 phút. Khi ngâm xong lau khô vết thương bằng khăn bông thấm khô bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra. Trong thời gian ngâm nước lá bàng bạn sẽ thấy vùng da chỗ vết thương bị vàng nhưng đừng lo lắng, vết thương sẽ nhanh khô chóng hồi phục thôi.

Ngoài ra còn có thể lấy lá bàng tươi đun hãm lấy nước uống thay nước chè phòng chống bệnh tiêu chảy, kiết lị, giải khát, chống ra mồ hôi trộm hiệu quả…

Bạn có thể xao lá tươi lên bó vào nơi đau nhức cũng giảm đau hiệu quả lắm nhé.

 

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/