Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

Cây măng cụt – Cách trồng và chăm sóc cây măng cụt

Cây măng cụt – Cách trồng và chăm sóc cây măng cụt

Ở Việt Nam cây măng cụt được trồng khá nhiều ở các tỉnh phía Nam. Cây cho giá trị kinh tế cao và được các thương nhân thị trường nước ngoài ưa chuộng. Vậy cách trồng và chăm sóc cây măng cụt có khó không? Bà con cần nắm vững các phương pháp kỹ thuật trồng cây măng cụt để cho năng suất cao nhé.

Cây cho hoa sai và đậu quả nhiều

Vài nét về cây măng cụt

Cây măng cụt bắt nguồn nhiều từ vùng Đông Nam Á nhiệt đới. Các nước trồng nhiều nhất là Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia và đã du nhập về Việt Nam một vài năm nay.

Măng cụt được rất nhiều người yêu thích không chỉ ở trong nước mà còn có các thương nhân nước ngoài ưa chuộng. Quả của nó được coi là nữ hoàng của các loại cây ăn trái, dáng quả đẹp mà giá trị dinh dưỡng lại cao.

Đặc điểm của cây măng cụt

Tên khoa học là Garcinia Mangostana

Họ cây Bứa – Clusiaceae

Thân cây thuộc dáng to lớn, chiều cao cây có thể đạt tới 25m nếu chăm sóc tốt. Tán lá xòe rộng chừng 10m nên nhìn cây khá đồ sộ, phiến lá dày, dai, thuôn dài, lá có màu lục sẫm.

Hoa của cây măng cụt có cụm hoa đực từ 3- 9 bông hoa đơn tạo thành. Hoa lưỡng tính có cuống ngắn dạng đốt.

Quả của cây măng cụt xuất hiện khi hoa tàn, quả hình cầu, to trung bình như quả cam. Vỏ ngoài vị chát màu đỏ tím, dày xốp, phía dưới có lá dài,cuống có đỉnh đầu nhụy. Bên trong thịt quả màu trắng, chia thành múi từ 6 -10 múi tùy quả to nhỏ khác nhau. Quả chín ăn có vị ngọt thanh, khi chưa chín hẳn ăn còn vị chua dôn dốt rất đặc trưng. Mùi thơm đặc trưng rất riêng của thịt quả măng cụt.

Nhân giống chủ yếu bằng việc ghép hạt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt

Trồng cây măng cụt như thế nao cho đúng chuẩn để có năng suất cao cho bà con nông dân cần chú ý một vài kỹ thuật sau:

Nhân giống: cây măng cụt nhân giống bằng phương pháp ghép đọt hoặc gieo hạt. Khác với các giống cây ăn quả khác cây măng cụt ghép đọt lại cho năng suất kém hơn, năng suất không cao như gieo hạt.

Người ta lựa chọn phương pháp gieo hạt để có cây giống nhiều hơn bởi cây ghép sẽ cho quả nhỏ và ít hơn cây gieo hạt. Với đặc tính cây măng cụt đậu trái mà không cần côn trùng thu phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái chính vì thế cây giống sẽ có được các đặc tính từ cây bố mẹ.

Cây thân gỗ cao lớn

 

Cách gieo hạt: cần lựa chọn những hạt măng cụt để lấy giống to, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, trọng lượng >1g. Rửa sạch và gieo vào những bầu đất đã chuẩn bị trước đó. Không nên để hạt quá lâu, vì đặc tính của hạt dễ bị trường hợp không nảy mầm khi gieo. Nên chuẩn bị được hạt thì tiến hành gieo làm cây giống luôn.

Mật độ trồng:   với đặc tính tán lá đồ sộ nên cần trồng cây thưa với độ rộng cách nhau từ 7 -10m. Diện tích trồng trong 1ha là 100-200 cây, cây có thể sống tới 30 năm.

Mô trồng: nên chuẩn bị trước từ 1 – 2 tháng, đất trồng cần thêm một lượng phân bón như sau: 1kg phân NPK, 10-20 kg phân chuồng hoại mục và 1kg vôi bột khử trùng đất. Trộn đều lượng phân bón lên rồi lấp đất lại ủ 1 -2 tháng mới trồng cây.

Hoa măng cụt mọc thành chùm

Trồng cây: khi cây con gieo trồng được 2 năm có 12 – 13 cặp lá và 1 cành cấp 1. Dùng mô đất khoét thành bầu rồi đặt nhẹ nhàng cây giống vào đó. Chèn đất thật chặt để cây không bị nghiêng ngả, cắm cọc tránh gió lay. Tiến hành tưới nước sau khi đã trồng xong cây xuống đất.

Làm cỏ: nên lựa chọn những cây trồng ngắn ngày để trồng xen canh tránh cỏ dại mọc. Tránh những cây này ảnh hưởng đến tình hình phát triển của cây măng cụt. Cần thiết làm cỏ bằng tay, máy cắt, hoặc phun thuốc trừ cỏ Glyphosate, Gramoxone,…

 

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/