Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

Cách trồng và chăm sóc cây nho Pháp

Nho Pháp có 2 loại đó là nho xanh và nho tím. Cả hai loại đều cho quả to, dài và có vị ngọt. Hiện nay, nho Pháp được rất nhiều gia đình trồng làm giàn leo vừa có tác dụng che nắng vừa có quả để ăn. Nho Pháp nhanh cho quả hơn các giống nho ở nước ta, thường thì sau 1 năm cây bắt đầu cho quả lứa đầu tiên. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về cách trồng và cách chăm sóc cây nho Pháp cho nhiều quả và chất lượng quả không kém trên thị trường.

Cách trồng cây nho Pháp

Thời vụ trồng: Sau mùa mưa là thời điểm phù hợp trồng nho Pháp nhất. Chúng ta cũng có thể trồng vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Đất trồng: cây nho Pháp thích hợp trồng ở đất cát pha, giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp. Nếu trồng ở vùng đất trùng thì nên làm luống cao để cây không bị úng mước vào mùa mưa.

Hố trồng cây: Kích thước tối thiểu của hố nên là 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 2 – 3m. Tiến hành bón lót cho cây bằng cách trộn phân chuồng hoai mục, tro trấu, phân NPK với đất. Vãi vôi kết hợp với phơi ải khoảng 1 tháng để khử mầm bệnh.

Giống cây trồng: Để mua được cây giống có chất lượng đảm bảo thì bạn nên tìm đến cửa hàng cây giống có uy tín để mua. Tuy đắt một chút nhưng sau khi trồng cây lại cho năng suất cao.

Trồng cây nho Pháp: Xới tơi đất rồi đào một hố nhỏ vừa bằng bầu đất. Đặt bầu đất cho thẳng cây rồi vun đất vào. Tưới luôn nước cho cây để cây nhanh bén rễ.

Chăm sóc cây nho Pháp

Làm giàn leo: Nếu bạn trồng trên sân thượng hay ở sân vườn thì nên làm giàn leo bằng các khung sắt gắn vào để vừa có thể dùng được lâu, giàn leo luôn chắc chắn kể cả khi gặp gió to. Giàn leo có độ cao khoảng 2m để tiện cho việc đi lại và chăm sóc cây.

Tưới nước: Giai đoạn đầu mới trồng cây nên tưới nước thường xuyên, mỗi ngày tưới một lần. Nguồn nước phải là nước sạch, nước không bị nhiễm khuẩn tránh làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Khi cây đã ổn định, tùy vào điều kiện thời tiết mà tưới nước cho hợp lý. Vào mùa hè thì tưới nước thường xuyên vào chiều tối bởi cây bị mất nước rất nhiều. Vào mùa mưa, có thể không cần tưới nước nhưng nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì phải xử lý thoát nước cho cây.

Xới xáo: Định kỳ làm sạch cỏ dại dưới gốc để chúng không ăn hết chất dinh dưỡng có trong đất. Dùng cỏ dại ủ gốc cây nhằm giữ ẩm cho cây, nhất là vào mùa hè. Mỗi năm 1 lần tiến hành xới đất để phá bỏ một phần bộ rễ cây cũ giúp tạo ra một bộ rễ mới.

Bón phân: Mỗi năm chia làm 4 đợt bón phân cho cây, đặc biệt phải chú ý bón phân vào thời kỳ cây cho hoa đậu quả, thời kỳ sau thu hoạch. Đào rãnh quanh gốc rồi cho phân chuồng hoai mục, phân NPK vào rãnh., lấp đất xuống và tưới nước để làm tan phân bón giúp rễ cây dễ dàng hút được chất dinh dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Các bệnh về nấm thường hay xuất hiện ở giàn cây nho Pháp như thán thư, phấn trắng, mốc sương hay rỉ sắt. Bạn nên đến cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc trừ nấm. Phun đều thuốc lên toàn bộ lá, thân và gốc cây. Thường xuyên ra thăm vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Tìm cách xử lý nhanh chóng tránh lây lan ra toàn bộ giàn nho.

Thu hoạch nho Pháp

Không giống như chuối, bơ, dứa,…nho Pháp sẽ không chín nữa khi bạn hái chúng xuống khỏi cây. Do đó, bạn phải đợi nho chín mới thu hoạch được. Dùng kéo chuyên dụng cắt nhẹ nhàng rồi đặt từng chùm vào giỏ. Bảo quản nho ở nơi khô ráo.

 

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/