Cây càu vàng – cây cảnh trang trí đẹp
Cây cau vàng là loại cây cảnh độc và lạ, làm cây cảnh trang trí và tô điểm cho không gian xung quanh.
Giới thiệu về cây cau vàng
Cây cau vàng có tên tiếng Ahh là Dypsis lutescens, thuộc loại Arecaceae giống cây một lá mầm có hoa. Ở Việt Nam cây còn có tên gọi khác là cau tre, cau cọ, tre cọ…
Cau vàng là loại cây trồng phong thủy trong nhà, cau vàng là loại cây bụi mọc thẳng, có thân màu xanh pha chút vàng, dáng cây thanh lịch. Các thân cây đâm chồi từ gốc , khoảng 2 đến 4 thân chụm lại với nhau. Trên thân chia thành từng đốt và có màu hơi ngả vàng. Phần ngon dowjc bao bọc bởi một lớp vỏ màu trắng hoặc xanh.
Khi trưởng thành cau vàng có thể đạt chiều cao đến hơn 8 mét, đường kính thân từ 10 -15 cm, hiện rõ từng đốt.
Lá cây dạng kép hình lông chim, phiến lã chẵn, bẹ lá không có xơ. Lá lúc non màu xanh ngắt, khi già rủ xuống và có màu vàng. Cây ra hoa theo cụm và có màu trắng sữa, thơm nhẹ, vị trí hoa thường ở thân cây già.
Quả cây bé, khi chín chỉ có kích cỡ ngon tay út, có màu vàng cam, vị ngọt và chát. Thường các loài chim rất yêu thích quả cau vàng.
- Ứng dụng trang trí
Cây thường được dùng làm cây nội thất, cảnh trang trí, có thể đặt ở sảnh lớn, cửa vào hay cổng chào ở các văn phòng để điểm xuyết cho không gian.
Cách chăm sóc cây cau vàng
Cau vàng là loại cây thích nghi với môi trường sống cao, dễ chăm sóc và dễ trồng. Tuy nhiên để cau vàng sinh trưởng và phát triển tốt thì người trồng cần chú ý đến những yếu tốquan trọng sau:
Nhiệt độ: cây thích hợp với nhiệt độ hơi cao một tí, khoảng 30 độ. Do đó chỉ nên đặt cây ở ngoài văn phòng thay vì trong văn phòng có máy lạnh điều hòa.
Xem thêm: Cây trúc phong thủy khác như trúc đen, cây trúc đen phong thủy mang đến nhiều may mắn cho gia chủ, trúc đen phong thủy.
Ánh sáng: cau vàng ưa bóng râm, hoặc bán râm bán nắng.
Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao để phát triển. Tưới nước hàng ngày và đều đựn cho cây, tưới từ gốc và lan ra các khu vực khác. Cây có khả năng thoát ẩm giúp làm mát không khí xung quanh. Vào mùa đông chú ý phun nước lên mặt lá để làm sạch.
Đất trồng: đất trồng thích hợp là loại đất giàu dinh dưỡng, có thể dùng hỗn hợp đất thịt, than bùn và phân hữu cơ theo tỉ lệ đều nhau. Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ nhanh héo lá, vàng úa. Ngoài ra, đất cũng cần tơi, xốp và thoát nước nhanh để tránh cho bộ rễ của cây bị ngập úng.
Phân bón: Bón tháng theo định kì nửa tháng 1 lần, bón dưới dạng phân loãng, có thể bón phân đạm hoặc kali hay phân hữu cơ. Mùa đông thì nên hạn chế bón phân cho cây.
Khoảng 2 đến 3 năm nên thay đất trồng để cấp thêm phần dinh dưỡng mới cho cây.
Xem thêm: Cách trồng cây tài lộc