Hoa thanh tú – cách trồng và chăm sóc cây hoa thanh tú
Hoa thanh tú – cách trồng và chăm sóc cây hoa thanh tú
Hoa thanh tú có màu tím xanh dịu mát. Khi trồng cây hoa thanh tú này trong không gian nhà bạn mang đến một cảm giác dịu nhẹ, thanh tú. Cây hoa thanh tú thường ra hoa vào mùa hè nên tạo cảm giác vơi đi cái nắng nóng của những ngày hè oi bức tạo sự vui vẻ, hài lòng về cuộc sống. Trồng cây hoa thanh tú như thế nào cho cây xanh tốt và ra hoa đẹp? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa thanh tú
- Tên khoa học là Evovulus alsinoides
- Thuộc họ cây bìm bìm không leo.
- Thân cây dạng thân thảo sống lâu năm, thân cây không leo được như những giống cây khác. Thân bụi nhỏ khá xinh xắn với chiều cao trung bình khoảng 20 đến 70cm, thân cây phân chia nhiều cành nhánh.
- Lá cây thanh tú màu xanh đậm, lá xanh tốt quanh năm, phiến lá hình trái xoan. Các lá mọc cách nhau dạng đơn, chiều dài lá chừng 3cm, đường kính khoảng 0,5-1cm. Trên bề mặt lá có phủ một lớp lông trắng mịn màng.
- Hoa thanh tú dạng nhỏ xinh, viền cánh hình lượn sóng. Các bông hoa thường mọc ở đầu cành và trên nách lá. Cây rất sai hoa, trăm bông hoa cùng khoe sắc trên cây nên nhìn cây khá sặc sỡ. Cánh cánh hoa có viền lượn sóng được bao bọc nhụy hoa có hình ngôi sao trắng. Hoa thanh tú nở hoa quanh năm.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa thanh tú
Cây hoa thanh tú thuộc dạng thân thảo phát triển nhanh và khỏe, cây khá dễ trồng và chăm sóc nên bạn có thể trồng bất cứ mùa nào trong năm. Cây đâm chồi, phát triển cành tán tốt, cây chịu được bóng bán phần và đặc biệt cây lại ưa nắng nữa.
- Tưới nước: cần tưới một lượng nước ẩm vừa đủ cho cây vì cây ưa nắng không chịu được ngập úng. Khi mới trồng cây bạn nên tưới nước thường xuyên để cây dễ bám đất phát triển nhanh hơn.
- Bón phân: nên bón đều chu kỳ trong 3 năm đầu khi trồng cây. Mỗi tuần bón 1 lần để cây phát triển xanh tốt, cho hoa nhiều hơn.
- Cắt tỉa: khi cây ra hết 1 đợt hoa bạn nên cắt tỉa hết cành đến sát gốc để cây đâm thêm chồi mới, ra đợt hoa mới. Đem cành đó đi giâm ta lại được một chậu hoa mới.
- Nhân giống: chủ yếu nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Bạn nên chọn cành bánh tẻ, màu xám làm hom để nhân giống sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Đất trồng: cây hoa thanh tú có thể sống được ở nhiều loại đất khác nhau trên khắp cả nước. Chình vì thế mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đất trồng cây này.
Lựa chọn thời điểm để cắt tỉa cành trên cây hoa thanh tú
- Nên lựa chọn thời điểm cây ra hết 1 đợt hoa thì tiến hành cắt tỉa cành cho tốt. Vì giống cây này có thể trồng được tất cả các mùa trong năm. Nên cắt bỏ hết những cành gầm, cành chậm phát triển, cành sâu bệnh, héo úa để cây mọc thêm chồi mới.
- Nếu muốn nhân giống hiệu quả thì chọn những cành bánh tẻ màu xám để giâm xuống đất mới sẽ có chậu hoa như ý.
Tưới nước và phun thuốc kích thích cho cây hoa thanh tú nên hay không nên?
- Sau khi cắt tỉa cành ngưng tưới nước cho cây từ 7 đến 10 ngày để cây chuyển gian đoạn phân hóa mầm hoa. Nếu cây có lá xanh tốt cũng không nên tưới nước cho cây vài ngày. Khi cây có dấu hiệu hơi héo lá thì tiến hành phun nước lại cho cây và phun thêm thuốc kích thích ra hoa cho cây.
- Loại thuốc chủ yếu dùng để phun kích thích ra hoa là KNO3 dễ tìm lại dễ sử dụng. Cách sử dụng tùy thuộc vào cây to haty nhỏ mới cho lượng dùng khác nhau.
- Nên phun KNO3 chia làm 2 đợt cách nhau từ 10 đến 15 ngày, phun lúc chiều mát, phun lên toàn thân cây.
Chăm sóc cây hoa thanh tú ra sai hoa
- Sau khi phun thuốc kích thích ra hoa thì tiến hành tưới nhiều nước và đặt cây nơi có đủ ánh sáng chiếu đến. Lúc này cây bắt đầm đâm chồi lá và ra nụ rất nhiều.
- Muốn cho cây có nhiều hoa cần phun thêm phân bón dưỡng cho hoa và cung cấp nhiều nước cho cây.